Chai chân, hay còn gọi
là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng,
thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối
diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Tổn thương nổi thành từng
đám dày sừng, màu vàng sẫm, ở giữa có ‘‘nhân’’, ấn vào đau chói. Bệnh không
nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì ảnh hưởng đến việc đi lại do đau đớn, đặc
biệt là chai mọc ở gót chân.
Năm thứ
ba đại học, một hôm trong giờ tập thể dục ở môn chạy tiếp sức, mình đang chạy
thì khuỵu xuống vì như bị giẫm phải đinh trên đường, ngồi phệt xuống đất tụt giầy
ra xem thì chẳng có gì, sờ vào chỗ chân đau thì thấy nổi lên một cục cứng giống
như cái chai hay mọc ở tay ( vì hồi đó đi học bằng xe đạp nên hai bàn tay đều sần
lên những vết chai). Đi bệnh viện khám mới
biết rất nhiều người mắc bệnh này, bác sĩ bảo là bệnh chai chân và giải pháp là
phải đốt bằng laze, khoét chỗ chai đó để lấy cái nhân ra, tuy nhiên vị bác sĩ lại
bảo mình là khả năng tái phát rất cao. Nghe bác sĩ phán xong mình đi thẳng về
nhà, lòng bàn chân có biết bao nhiêu dây thần kinh mà bây giờ chọc con dao vào
thì cứ gọi là nằm một chỗ cả tháng. Quay sang đi khám đông y, nào là cho thuốc
uống kèm thuốc bôi chân, dùng đến mấy tuần đã không thấy khỏi lại còn mọc thêm
2 nốt chai nữa, lúc nào vô ý đi vội vàng hay chạy thì biết nhau ngay, nước mắt
dàn dụa mà không cần ai đánh. Đến lúc đau quá không chịu được bèn bảo bố mẹ hay
cho con đi khoét chân cũng được chứ để thế này thì đi lại khổ lắm.
Tối
hôm đó thấy mẹ đem về một hòn gạch, mẹ bảo: thôi cứ thử làm theo phương pháp
dân gian xem có đỡ không. Sau hai tuần mình sờ vào lòng bàn chân thấy vết chai
mềm hơn và nhỏ lại, làm tiếp 1 tuần nữa thì các vết chai mất hẳn. Cho đến bây
giờ là hơn 20 năm rồi mình không bị mắc lại bệnh này nữa. Viết ra đây cách làm
để chia sẻ với mọi người:
1) Kiếm một hòn gạch xây (loại gạch đặc), nếu bị cả hai chân thì
dùng 2 hòn gạch, cho lên bếp nung nóng khoảng 10-15 phút
2) Cho gạch nung nóng xuống đất, rải muối hạt lên trên, sau đó
cho tiếp một lớp rau ngải cứu tươi lên trên lớp muối.
3) Đặt bàn chân lên lớp ngải cứu rồi dùng một miếng vải phủ kín
từ đầu gối xuống để giữ nhiệt, hơ chân cho tới khi gạch nguội
4) Mỗi ngày làm từ 1 tới 2 lần, chỉ sau một thời gian thì vết
chai ở chân sẽ biến mất và không bị tái phát lại nữa.
Hơ chân
bằng ngải cứu + muối này không chỉ làm tan biến vết chai ở chân mà còn làm tan
hết những chất thải nặng ở cơ thể bị dồn xuống lòng bàn chân nên phương pháp
này còn giúp làm giảm những chứng bệnh về xương khớp nữa. Một phương pháp đơn
giản mà vô cùng hiệu quả phải không các bạn.
-
Đúng biểu hiện bệnh của em rồi! Em vừa lướt một lượt mà thấy ngta bảo vị trí của mấy nốt chai của em là bệnh gan và ruột, đại tràng. Em sợ quá! :( Em hỏi tí, "Gạch xây (loại gạch đặc)" mà Mẹ Gà nói có phải gạch đỏ có 2 cái lỗ ko ạ? Và nung gạch khoảng bao lâu thì đc ạ? Nếu là gạch đỏ thì 1 hòn gạch chỉ bằng hoặc nhỏ hơn 1 bàn chân, liệu có phải làm 2 hòn, mỗi hòn 1 chân ko ạ ?? Cảm ơn Mẹ Gà nhiều! Chúc gia đình Mẹ nhìu hạnh phúc! ^^
ReplyDelete@ Thy Trang: bạn nên chọn loại gạch đặc thì giữ được nhiệt lâu hơn. Nếu bạn bị một chân thì chỉ cần 1 hòn gạch thôi còn nếu bị hai chân thì nung luôn 2 hòn gạch, đặt mỗi chân một hòn. Còn thời gian nung thì tùy: lần đầu tiên thì chắc phải mất khoảng 40-50 phút vì lúc đó gạch còn ngậm nước, chứ về sau thì chỉ cần khoảng 15-20 phút là gạch nóng lắm rồi. Bạn kiên trì làm đến khi hết hẳn vết chai ở chân nhé, bạn sẽ thấy sức khỏe mình tốt lên đấy.
ReplyDeleteVâng ạ! Em sẽ thử ngay. Em bị chai chân cũng lâu rồi (cỡ nửa năm) nhưng lâu nay chủ quan và bận bịu mà ko đi khám hay chăm lo cho nó đc. Hiện giờ em đếm đc cả thảy là 7 nốt rồi :(( Nốt to nhất là bằng cỡ hạt ngô rồi :(( Lâu nay em chỉ toàn đi giày thể thao, loại nào mà có lớp lót trong là vải bông cho êm, chứ chẳng đi đc gì khác. Nếu chân mà ngấm nước (ví dụ như khi vừa tắm xong), là bàn chân lại đau ê ẩm, ko thể đi đc vì quá đau... Em không biết liệu nặng thế này rồi thì có khỏi đc ko ạ! (Mai em đi kiếm gạch luôn)
ReplyDeleteEm đang xông rồi. Em nung gạch có 10p thôi mà nóng bỏng cả chân :(( cứ thỉnh thoảng lại phải nhấc lên ạ! chỗ rau ngải cứu ở dưới, dù rất dày nhưng cũng chins hết cả rồi :((( Nhưng cảm giác hay hay, tuy hơi bỏng chân một tí! :-ss
ReplyDeleteEm phải kiên trì làm hàng ngày cho tới khi sờ vào chân nhẵn không còn một nốt nào thì hãy ngừng xông nhé, vì đây là chữa dân gian nhưng khi khỏi là khỏi luôn không tái phát lại nữa. Chúc em mau khỏi bệnh.
ReplyDeleteVâng! Em cảm ơn ạ :)
ReplyDelete